Đêm thi Trang phục Văn hóa Dân tộc (National Costume) nằm trong khuôn khổ cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Việt Nam – Miss Grand Vietnam 2022 đã diễn ra thành công vào tối ngày 23/9/2022 với sự tham gia của 60 bộ trang phục được trình diễn bởi Top 50 thí sinh của cuộc thi cùng với các nàng Hoa hậu, Á hậu đình đám.

Các bộ trang phục nhiều màu sắc được đầu tư kỳ công đến từ các nhà thiết kế trẻ tuổi đã gây ấn tượng từ bản thiết kế đến thành phẩm, buổi trình diễn đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả. Dưới đây là Top 16 bộ trang phục Văn hóa Dân tộc ấn tượng nhất:

Thí sinh Bùi Lý Thiên Hương trong trang phục lấy cảm hứng từ Nghệ thuật Bài chòi Hội An

“Bài Chòi Phố Hội” là bộ trang phục được thiết kế và thực hiện bởi tác giải Nguyễn Trung Thành và trình diễn bởi thí sinh Bùi Lý Thiên Hương. Tác phẩm lấy ý tưởng từ Bài chòi, loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng không chỉ ở Hội An mà còn ở nhiều nơi khắp Miền Trung của Việt Nam; được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bài dự thi của tác giả Nguyễn Hùng Bảo mang tên “Ngũ Hổ Pốp-úp” được trình diễn bởi thí sinh Đỗ Trịnh Quỳnh như, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa Việt xưa đang dần bị quên lãng thông qua dòng tranh dân gian Hàng Trống với tác phẩm tranh tiêu biểu “Ngũ Hổ”.

Tác phẩm vô cùng độc đáo mang tên “Xuống phố Sài Gòn” được thí sinh Đinh Thị Mỹ Ái trình diễn một cách vui nhộn làm khán giả hứng thú reo hò theo từng tiếng còi xe trên sân khấu. Bộ trang phục của tác giả Lê Hữu Nhân lấy cảm hứng từ hình ảnh người con gái dạo phố trong trang phục chống nắng đầy màu sắc, một nét đặc trưng trên phố Sài Gòn.

Bộ trang phục mang tên “Men lam Bát Tràng” của tác giả Nguyễn Văn Tâm, được trình diễn bởi thí sinh Vũ Như Quỳnh lấy cảm hứng từ dòng gốm Bát Tràng tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trải qua bao thăng trầm của thời gian và biến đổi thị trường, gốm Bát Tràng vẫn tồn tại mạnh mẽ trong mạch ngầm của gốm sứ Việt.

Bộ trang phục của tác giả Nguyễn Minh Đức mang tên “Đà Nẵng – Vũ khúc ánh sáng” được trình diễn bởi người con của TP. Đà Nẵng – Trương Diệu Ngọc (Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2016). Tác phẩm tôn vinh vẻ đẹp hiện dại và vô cùng ấn tượng của những cây câu nổi tiếng của Đà Nẵng, kết hợp với Lễ hội Bắn pháo hoa quốc tế lung linh trên sông Hàn.

Tác phẩm mang thông điệp tôn vinh những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc mang tên “Chẻ Tre” của tác giả Nguyễn Duy Hậu và được trình diễn bởi thí sinh Vũ Thị Hà. Thiết kế lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của cây tre của Việt Nam và các sản phẩm đan lát truyền thống được làm từ cây tre qua bàn tay của các nghệ nhân Việt.

Thiết kế trang phục mang tên “Điệu xòe thương nhau” lấy ý tưởng từ xòe Thái, một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận. Bộ trang phục của tác giả Trần Thanh Tâm được trình diễn bởi thí sinh Bùi Thúc Hiền.

Là một trong những bộ trang phục mang hiệu ứng sân khấu tốt nhất với màn “cụng ly” của thí sinh Trần Thị Khánh Linh cùng những “vị khách” ngay trên sân khấu, tác phẩm “Ngày xuân vui cưới” của Nguyễn Đức Lương nhận được sự hưởng ứng lớn của khán giả. Bộ trang phục lấy cảm hứng từ hình ảnh cùng sắc đỏ đặc trưng trong lễ cưới của người miền Tây.

Bộ trang phục “Trúc chỉ” được trình diễn bởi Á hậu Việt Nam 2020 – Phạm Ngọc Phương Anh được cảm tác từ dòng tranh trúc chỉ Huế, dòng tranh được ra đời trên sự kết hợp giữa kĩ thuật sao giấy thủ công truyền thống và áp lực nước. Đây là một thiết kế của tác giả Trần Thanh Tâm.

Bộ trang phục “Hoa lục bình” trình diễn bởi thí sinh Nguyễn Thị Diễm được đánh giá cao. Photo: Kingcan

Bộ trang phục lấy ý tưởng từ vẻ đẹp bình dị của loài Hoa lục bình mọc dại trên những dòng sông với những cánh hoa tím biếc đầy cuốn hút. Tác phẩm “Hoa lục bình” được trình diễn bởi thí sinh Nguyễn Thị Diễm của tác giả Nguyễn Minh Siêu.

Tác phẩm lấy cảm hứng từ món bánh xèo Nam Bộ với màu vàng đặc trưng mang tên “Cô Ba bánh xèo” được trình diễn bởi thí sinh Đặng Thị Mỹ Khôi. Đây là 1 trong 3 tác phẩm của thí sinh Nguyễn Lê Vĩnh Tường được thực hiện và trình diễn trong đêm thi.

Lấy cảm hứng từ hoa sen vàng, biểu tượng của sự may mắn, bình an và niềm tin tích cực, bộ trang phục mang tên “Sắc Liên Hương” của tác giả Nguyenx Việt Hương thêm phần ấn tượng khi được trình diễn bởi Hoa hậu Việt Nam 2018 – Trần Tiểu Vy.

Bộ trang phục “Vũ khúc thủy đình” của tác giả Nguyễn Ngọc Tứ tôn vinh loại hình nghệ thuật sân kháu dân gia truyền thống – Múa rồi nước. Thiết kế được thí sinh Nguyễn Thanh Tram trình diễn.

“Mùa nước lên” là tên của bộ trang phục được trình diễn bởi Á hậu Việt Nam 2016 – Huỳnh Thị Thùy Dung. Tác giả Hoàng Khương khắc họa mùa nước nổi miền Tây, mang nguồn cá tôn dồi dào cùng niềm vui của người nông dân với món quà thiên nhiên ban tặng.

Thí sinh Quỳnh Châu trình diễn trang phục “Tự hào Việt Nam”

Tác phẩm mang theo “Tự hào Việt Nam” của tác giả Bùi Hoàng Ân lấy cảm hứng từ màu sắc và hình ảnh quốc kỳ Việt Nam và cũng đại diện cho tinh thần yêu thể thao, bóng đá cuồng nhiệt của người Việt Nam. Thí sinh Chế Nguyễn Quỳnh Châu tự hào hô vang “Việt Nam” khi diện bộ trang phục rực rỡ này.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Vui lòng nhập các thông tin *