Sau 2 Vòng đối đầu của Top 32 và Top 16, Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam đã chính thức công bố Top 8 tác phẩm dự thi xuất sắc nhất chung cuộc được bước tiếp vào phần thi thuyết trình búp bê cùng Ban giám khảo – là phần thi cuối của vòng 2. Theo như thể lệ được công bố ban đầu, vòng thuyết trình này cũng sẽ diễn ra theo thể thức đối đầu, 2 bài dự thi trong mỗi bảng sẽ đối đầu với nhau để chọn ra tác phẩm vượt trội hơn bước tiếp vào Top 4 chung cuộc. Hai mẫu dự thi đại diện cho mỗi Bảng All Stars và Bảng Tự do sẽ tiến hành thực hiện sản phẩm. Bộ trang phục chiến thắng do Ban giám khảo, khán giả và Hoa hậu Khánh Vân lựa chọn sẽ được trình diễn trong phần thi Trang phục dân tộc (National Costume) tại Miss Universe 2021.

Bây giờ chúng ta cùng xem qua cận cảnh Top 8 tác phẩm xuất sắc nhất nhé:

Tác phẩm Tô Thị của Phạm Phước Điền lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ nổi tiếng ở Việt Nam về nàng Tô Thị chờ chồng mà hoá thành đá.

Bức tượng đá tự nhiên có hình dáng giống người mẹ bồng con đi vào cổ tích ca dao, trở thành biểu trưng cho tấm lòng chung thuỷ son sắt của người phụ nữ Việt Nam, thành một biểu tượng của văn hoá dân tộc… Chất liệu để thực hiện bộ trang phục là lụa trắng truyền thống để may phần áo dài, phần “giả đá” sẽ được làm bằng plastic, silicon tạo hiệu ứng nổi như đá và phun sương nhiều lớp. Trên tay sẽ có mô hình đứa bé mô phỏng đứa con. Các phụ kiện cũng sẽ được làm thủ công bằng vải, kẽm…

Bộ trang phục vẫn là form dáng áo dài truyền thống để tôn vinh hình ảnh người con gái Việt Nam, tuy nhiên tôi muốn tạo thêm hiệu ứng “hoá đá” đặc biệt. Bởi chúng ta đã từng nhìn thấy rất nhiều hiệu ứng sân khấu ở phần thi Trang phục dân tộc tại Miss Universe.
Phiên bản búp bê của tác phẩm Tô Thị được tác giả Phạm Phước Điền chia sẻ lên trang cá nhân
Tác phẩm Kén Em của Khoa Lỗ lấy cảm hứng từ làng nghề đan, dệt lụa của Việt Nam

Hành trình từ trồng dâu, nuôi tằm, kéo kén, guồng tơ, mắc cửi, đến dệt sợi, nhuộm màu… của người thợ làng nghề dệt lụa trải qua được tác giả mô tả thông qua hiệu ứng đóng mở kén.

Vẻ đẹp trọn vẹn của trang phục dân tộc khi kén mở ra, Hoa hậu Khánh Vân xuất hiện cùng khung cưởi, cuộn tơ dệt
Tác phẩm Hoa sen của Trương Tuấn Vũ lấy cảm hứng từ hình ảnh áo dài, nón lá và Hoa sen

Chiếc áo dài tôn vinh vẻ đẹp kín đáo và dịu dàng, những đường cong gợi cảm của người phụ nữ Việt. Nón lá là hình ảnh thân thuộc của người phụ nữ Việt Nam tuy mộc mạc, mong manh, lam lũ nhưng không kém phần duyên dáng. Nhắc đến Việt Nam bạn bè quốc tế không thể không nhắc đến tà áo dài, nón lá, hoa sen.

Tác phẩm Liên Vũ của Tem Nguyễn mượn hình ảnh và form dáng từ chiếc áo tơi truyền thống của người Việt, kết hợp với tà áo dài để tạo nên một tác phẩm mang giá trị lịch sử và văn hoá.

Thông qua việc khai thác hình ảnh về chiến tranh Việt Nam, Liên Vũ muốn nhắc nhở về những năm tháng khói lửa hào hùng, đau thương nhưng lại vô cùng đáng tự hào của lịch sử dân tộc. Hoa hậu Khánh Vân bước ra giữa sân khấu hô vang Việt nam với hình ảnh chiếc áo choàng che kín. Khánh Vân xoay lưng về phía khán giả để giới thiệu bức tranh về lịch sử Việt nam.

Chiếc áo choàng được trút xuống để lộ ra đoá hoa sen đang khép phía sau lưng. Những cánh hoa dần được hé nở và uyển chuyển đong đưa thông qua động tác trình diễn của Khánh Vân.
Tác phẩm Dáng Ngọc của Nguyễn Đặng Thanh Nhàn lấy ý tưởng từ Lúa, vì nước ta là nước nông nghiệp, có nền “văn minh lúa nước” lâu đời nên Lúa không chỉ mang lại nền kinh tế mà còn thể hiện sự phồn vinh, thịnh vượng, ấm no và hạnh phúc.

Bên cạnh đó, để bộ trang phục thêm phần đặc sắc những chiếc nón lá – một sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang đậm dấu ấn Việt Nam đã được lắp ghép vào nhau thành một khối vững chắc thể hiện nét chân phương, mộc mạc của người con gái Việt và sự đoàn kết dân tộc. 

Tổng thể bộ trang phục là sự kết hợp giữa đời sống (Lúa) và nghệ thuật (Áo dài, nón lá) nhằm mang đến một bộ quốc phục đậm chất Hồn Việt trên đấu trường Quốc tế.
Tác phẩm Ô Mê Trô! của tác giả Tín Thái vượt khỏi những nguyên tắc thường thấy của một thiết kế với hình ảnh áo dài vốn gắn liền với truyền thống dân tộc cùng hình ảnh đoàn tàu độc đáo gắn liền với tuyết Mê trô Sài Gòn – một công trình đang được đón chờ ở Việt Nam.

Tác phẩm Lý Ngư Vọng Nguyệt của Thạch Thành Đạt dịch ra Quốc ngữ là cá chép trông trăng, là tiêu đề của một bức tranh khắc gỗ dân gian Hàng Trống nổi tiếng.

Bức tranh mô tả một con cá chép đang ngắm nhìn hình ảnh bóng trăng dưới đáy nước. Hình tượng cá chép trong tranh kết hợp với một hình tượng quy ước làm nên tính minh triết của bức tranh. Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến và gắn liền với truyền thuyết “Cá chép vượt Vũ Môn hoá rồng.” Do đó nó được lựa chọn làm biểu tượng cho ý thức vươn lên, vượt mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Vì vậy, bức tranh mang hàm ý nói một người học trò mong mỏi học tập, rồi thi đỗ ví như “cá vượt Vũ Môn” hoá thành rồng.

Tác phẩm Lạc Vân của Võ Thanh Can lấy ý tưởng từ hình tượng loài chim nước quen thuộc, sải cánh bay trên Trống Đồng Đông Sơn và hòa quyện cùng với hình ảnh chim cò trắng.

Thiết kế vẫn giữ nguyên form dáng Áo dài của Việt Nam, với phần tay ráp lăng và cổ cao truyền thống, được xử lý và hiện đại hóa với chất liệu lưới trong suốt kết hợp cùng lụa tơ tằm tự nhiên.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Vui lòng nhập các thông tin *